5 mẫu người khi xử lý mâu thuẫn của Kenneth Thomas và Ralph Kilmann

  • Cạnh tranh: Loại người có xu hướng cách cạnh tranh thường là những người có lập trường vững vàng và họ biết họ muốn gì. Họ thường làm việc từ những vị trí quyền lực, họ bị hấp dẫn bởi những thứ như chức vụ, thứ hạng, sự chuyên môn và khả năng thuyết phục. Loại này thường hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp và cần đưa ra một quyết định nhanh chóng. Thường đây là những quyết định không mang tính tổng quát hoặc để bảo vệ và chống lại việc một số người khai thác hoàn cảnh một cách đầy ích kỷ. Tuy nhiên, điều này có thể làm người khác bị tổn thương, không thõa mãn, phật ý khi nó được sử dụng trong những trường hợp không quá cấp bách.
  • Cộng tác: Những người có xu hướng cộng tác thường là những người cố gắng đáp ứng nhu cầu mà tất cả mọi người đòi hỏi. Những người này có thể có tính quyết đoán cao nhưng không giống những người thích cạnh tranh, họ hợp tác với người khác một cách hiệu quả và công nhận rằng mọi người đều quan trọng. Loại người này tỏ ra hữu ích khi bạn cần tìm giải pháp chung nhất cho các quan điểm khác nhau, hoặc khi đã tồn tại những mâu thuẫn trước đó trong nhóm, hoặc trong những tình huống rất quan trọng như cần một sự thõa hiệp.
  • Dàn xếp: Những người có xu hướng dàn xếp thường là những người cố gắng tìm giải pháp ít nhất phải làm thỏa mãn từng người. Nếu mọi người được cho là sẽ từ bỏ một số thứ thì người “dàn xếp” cũng sẽ từ bỏ một số thứ …
  • Hòa giải: Xu hướng này biểu lộ ở sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người khác với chi phí mà bản thân người đó có thể trả cho những nhu cầu đó. Người hòa giải thường biết khi nào nên nhượng bộ người khác, nhưng có thể bị thuyết phục từ bỏ một vị trí nào đó cho dù không có lý do nào xác đáng. Người này thì không quyết đoán nhưng có tinh thần hợp tác cao. Cách giải quyết này thích đáng khi vấn đề gặp phải quan trọng hơn đối với đối phương, khi hòa bình có giá trị hơn chiến thắng, hoặc khi bạn muốn ở vị trí để bạn có thể thu lại những “ân huệ” mà bạn cho đi. Tuy nhiên con người có lẽ không muốn trả lại những ân huệ đó, và trên hết cách tiếp cận này không thể cho ta những kết quả tốt nhất.
  • Trốn tránh: Những người có khuynh hướng giải quyết theo cách này thường cố tìm cách trốn tránh các mâu thuẫn một cách hoàn toàn. Điển hình của mẫu này là đưa ra các quyết định gây tranh cãi, chấp nhận các quyết định mặc định và không muốn làm tổn thương người khác. Điều này có vẻ thích hợp khi chiến thắng không thể đạt được, khi việc tranh cãi không đáng kể, hoặc khi ai đó ở vị trí tốt hơn có thể giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây là một cách tiếp cận yếu kém và không hiệu quả.

Một khi bạn hiểu được những loại người khác nhau này, bạn có thể nghĩ đến những cách tiếp cận thích đáng hơn (hoặc áp dụng đồng thời nhiều cách tiếp cận) trong trường hợp của bạn. Bạn cũng có thể nghĩ ra những cách tiếp cận của riêng bạn và làm sao thay đổi nó nếu cần.
Một cách lý tưởng, bạn có thể làm theo những cách tiếp cận phù hợp hoàn cảnh, giải quyết được vấn đề, tôn trọng quyền lợi chính đáng của người khác, hàn gắn những mối quan hệ công việc đã đổ vỡ.

“Tạm quên” để giải quyết vấn đề nan giải?

Trong sinh hoạt, công tác và học tập, chúng ta đôi khi gặp những vấn đề giải mãi không ra, ví như chứng minh một bài toán, tìm giải pháp trong kinh doanh….Và vì sao tạm thời quên vấn đề nan giải đó lại giúp ích cho việc giải quyết vấn đề?

Khi phải giải quyết vấn đề và lâm vào ngõ cụt, bạn tiếp tục vò đầu bứt tai suy nghĩ hay tạm thời quên phức nó đi? Bạn nghỉ ngơi hay làm công việc khác?

Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý đề nghị: Lúc này tốt nhất các bạn hãy gác vấn đề nan giải đó lại, để sang một bên, như thế sẽ giúp ích cho việc giải quyết vấn đề. Rất có thể bạn cũng đã có những kinh nghiệm như vậy, nhưng bạn có biết rõ lý do vì sao không?

Động cơ và nỗi lo âu càng mạnh như đốt cháy tâm can thì càng khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.

Các nhà tâm lý đã phát hiện ra rằng, có hai nhân tố tâm lý ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề. Đó là động cơ giải quyết vấn đề, động cơ quá mạnh hoặc quá yếu đều không có lợi cho việc giải quyết vấn đề. Khi vấn đề càng không giải quyết được thì bạn lại càng muốn giải quyết, cường độ động cơ càng mạnh, thì càng không có lợi cho việc giải quyết tận gốc vấn đề. Gặp những vấn đề nan giải, tâm lý ai cũng lo lắng, mà lo lắng càng nhiều hoặc chẳng lo nghĩ gì cả đều bất lợi cho việc giải quyết vấn đề.

Tại sao có những vấn đề giải mãi không ra?

Các nhà tâm lý học cho rằng: Điều này liên quan tới sự chú ý và cách thức không thỏa đáng của mọi người gây ra. Một số đặc điểm nào đó của vấn đề có thể thu hút mãnh liệt chú ý của người ta, cùng với thành kiến có sẵn khiến người ta dồn hết tâm trí vào đó mà bỏ qua những đặc điểm khác: những đặc điểm rõ ràng, nhưng lại là mấu chốt. Vì thế, dẫn đưa tới những sai lầm trong tư duy khi giải quyết vấn đề.

Đồng thời, suy nghĩ một vấn đề trong một thời gian dài cũng làm cho não căng thẳng, mệt mõi, gây trở ngại cho việc giải quyết vấn đề. Tạm quên giúp chúng ta gạt bỏ những chi tiết linh tinh, chỉ giữ lại những khái niệm và ý tưởng chủ yếu nhất, khái quát nhất.

Tóm lại, nếu có thể ngừng lại, tạm thời quên phức vấn đề nan giải đó đi, bạn sẽ có cơ hội tránh khỏi tình trạng đi vào ngõ cụt. Đến khi quay lại với vấn đề chưa giải quyết: Lúc này sự chú ý quá mức đã bình ổn, sự hưng phấn của não được phục hồi, bạn sẽ dễ dàng phát hiện được những đặc điểm mới của vấn đề, sẽ nảy sinh cách suy nghĩ mới, tìm ra phương cách đúng đắn để giải quyết vấn đề.

Sưu tầm từ hieuhoc.com

Tổ chức thành công một buổi brainstorming

Được phát triển vào năm 1940 bởi ông Alex Osborn – uỷ viên ban chấp hành một hãng quảng cáo của Mĩ, ông cho rằng bất cứ ai cũng có thể học được cách đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo cho những vấn đề phức tạp khác nhau. Sau đây là ý kiến của ông: đó là những mẹo nhỏ có thể giúp bạn tổ chức thành công một cuộc họp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp.

1 – Khi sắp xếp một cuộc họp bạn nhớ phải đưa ra vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân của nó một cách ngắn gọn. Điều này sẽ giúp các thành viên có sự chuẩn bị trước cho buổi họp và tập trung vào vấn đề cụ thể, các thông tin càng chi tiết buổi họp càng đạt kết quả tốt.

2 – Khi mời khách đến dự họp phải chú ý đến những người có địa vị và trình độ chuyên môn khác nhau. Đôi khi một ý tưởng mới lại xuất phát từ những người không được coi là chuyên gia hay hiểu rõ về vấn đề đó. Tuy nhiên hãy cẩn thận với sự chênh lệch về trình độ quản lí. Thông thường khi có sự góp mặt của một nhà quản lí cấp cao mọi người sẽ không còn nhiệt tình đóng góp ý kiến và điều này sẽ hoàn toàn làm hỏng buổi họp.

3 – Trước khi buổi họp bắt đầu, phát cho mỗi người một bản quy tắc của việc vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề. Đó là:

* Không được phê phán các ý kiến

* Mọi ý kiến dù nhỏ nhất cũng được khuyến khích

* Càng nhiều ý kiến càng tốt

* Mỗi người nên cố gắng đóng góp ý kiến hoặc phối hợp với người khác.

4 – Một buổi họp tập thể như vậy không nên kéo dài quá 30 hay 40 phút. Nếu cảm thấy mệt mỏi hay không đạt được kết quả thoả đáng thì tốt nhất nên cho ngừng buổi họp rồi tiến hành họp lại vào một ngày khác bởi những ý tưởng hay có thể nảy sinh ở mọi lúc mọi nơi – dưới mưa, trên xe hay thậm chí trong công viên.

5 – Khi bắt đầu buổi họp nên giải thích cho mọi người các cụm từ mang tính khiêu khích và nhấn mạnh rằng không nên sử dụng các cụm từ này. Trước khi khách vào phòng bạn có thể cung cấp cho mỗi người 2 chiếc thẻ, 1 đỏ 1 xanh. Giống như đèn báo giao thông, ý kiến nào có tính tích cực thì mọi người sẽ giơ cao thẻ màu xanh và ngược lại nếu ai đó đề cập đến 1 cụm từ có tính khiêu khích mọi người sẽ giơ thẻ màu đỏ. Việc này giúp nhóm nhận ra những ý kiến không xác đáng và để cho mọi người biết khi nào thì nên ủng hộ ý kiến của người khác.

6 – Trong trường hợp mời từ 10 người trở lên thì chia ra làm các nhóm nhỏ từ 5 đến 6 người, mối nhóm giải quyết 1vấn đề. Chia làm các nhóm nhỏ sẽ làm giảm tính nghiêm trang của buổi họp và tạo cho mọi người cảm giác thoải mái, điều đó có nghĩa là càng cảm thấy thoải mái thì nhiều ý kiến càng đưa được ra.

7 – Viết các mục đích của cuộc họp ở nơi mà mọi người có thể trông thấy, ở trong phòng, hay trong bảng câu hỏi, bắt đầu với “Làm thế nào chúng ta có thể….?” hoặc “những gì có thể làm để……” , “làm thế nào để chúng ta có thể biết rõ nhu cầu của khách hàng?” hoặc “phải làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩm?” .

8 – Phải lấy được ý kiến cuả tất cả các nhóm. Một chiếc bảng chiếu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tổng kết ý kiến vì khi được chiếu lên đó (điều này sẽ thúc đẩy việc đưa thêm các ý kiến) chúng có thể dễ dàng được chọn lọc và lưu giữ trong máy tính. Cho dù bạn sử dụng công cụ nào để ghi thì nên nhớ những dữ liệu này sẽ được tái sử dụng cho các buổi họp sau. Nói tóm lại, thu thập được các ý kiến để làm gì nếu như không có ai còn nhớ gì sau khi buổi họp kết thúc?

9 – Nếu mọi ý kiến dần đi vào bế tắc người chủ trì cuộc họp nên đưa ra một số giải pháp sau:

* Xem lại mọi ý kiến, điều đó có thể làm nảy sinh thêm các ý kiến khác .

* Yêu cầu mỗi người chọn cho mình 1 ý kiến và giải thích tại sao họ lại chọn như vậy. Điều này sẽ giúp cho cuộc đàm luận xoay quanh ý kiến đó và tạo cơ hội để phát triển nó .

* Nếu bạn là trưởng ban tổ chức cuộc họp, tìm cho mình 1 hay 2 ý tưởng, sau khi các nhóm kết thúc thảo luận thì mình đưa ra để làm đề tài cho mọi người tiếp tục thảo luận.

Sau đó chọn lọc các ý kiến và sắp xếp vào một nhóm rồi gửi cho mỗi người một bản sao càng sớm càng tốt. Yêu cầu mỗi người chọn cho mình 5 ý tưởng mà mình tâm đắc nhất và đưa ra lý do tại sao những ý tưởng này có thể khai triển được và làm thế nào để có thể thực hiện được những ý tưởng này. Nhớ đưa ra giới hạn thời gian phải nộp.